Cơ hội lập nghiệp khi học chuyên ngành Quản lý đất đai thuộc khoa Nông Lâm, Trường Đại học Kinh tế Nghệ An

 1. Ngành Quản lý đất đai ngành học tạo “nghề” để thành công.

            Sự phát phát triển của công nghệ cũng như yêu cầu hội nhập Quốc tế, đứng trước áp lực về việc làm của thanh niên Việt Nam. Việc nhận diện được bối cảnh làm thế nào để có việc làm đối với các em học sinh vừa tốt nghiệp PTTH là một vấn đề rất khó khăn đối với các em học sinh. Do vậy, ngành Quản lý đất đai, Khoa Nông Lâm, Trường Đại học Kinh tế Nghệ An đã tiếp cận đào tạo người học theo hướng tạo “nghề”. Khi nhu cầu sử dụng lớn, giá trị của đất đai ngày càng tăng cao, cùng với sự phát triển của thị trường bất động sản (nhà ở, đất ở, đất nông nghiệp…), các hoạt động mua bán đất, cho thuê đất… diễn ra hàng ngày. Nó đem lại cho con người những món lợi nhuận rất lớn, hàng loạt các tỷ phú bất động sản ra đời. Bên cạnh đó, việc hành nghề “Đo đạc”, “quy hoạch”, “thiết kế”, “môi giới”, “Công chứng viên đất đai”, “Thẩm định”, “Kinh doanh bất động sản”, “Định giá bất động sản”…là các nghề đang thành danh của nhiều thanh niên hiện nay sau khi ra trường. Vì vậy, ngành Quản lý đất đai đã và đang được nhiều thanh niên Việt Nam cũng như các nước phát triển lựa chọn để lập nghiệp.

2. Ngành Quản lý đất đai học gì?

         Học đại học Ngành Quản lý đất đai người học được tiếp cận các kiến thức thực tiễn cũng như lý luận về công tác quản lý nhà nước về đất đai, người học hình thành nhanh kiến thức nghề nghiệp, có tư duy khởi nghiệp, hành nghề sau khi tốt nghiệp như:  “Đo đạc”, “quy hoạch”, “thiết kế”, “môi giới”, “Công chứng viên đất đai”, “Thẩm định”, “Kinh doanh bất động sản”, “Định giá bất động sản”. Trên cơ sở các kiến thức được học như: đo đạc lập bản đồ; đăng ký, thống kê, kiểm kê đất đai; lập hồ sơ địa chính; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; lập quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất các cấp; thanh tra, giải quyết tranh chấp đất đai; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; định giá đất và quản lý bất động sản; xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, hệ thống thông tin đất đai…

                                  

                                                       Giờ thực hành môn Thổ nhưỡng của sinh viên ngành Quản lý đất đai

                                  

                                                            Giờ thực hành môn Đo đạc của sinh viên ngành Quản lý đất đai

3. Cơ hội việc làm cho ngành Quản lý đất đai sau khi tốt nghiệp

        Người học sau khi tốt nghiệp ngành Quản lý đất đai tại Khoa Nông Lâm, trường Đại học Kinh tế Nghệ An có thể khẳng định ngay được cơ hội việc làm của mình:

* Cơ hội tự lập nghiệp, hành nghề: một hoặc các nghề được đào tạo nêu trên, để trở thành người thành công mà các ngành học khác khó có thể có được, khi bạn trở thành các Doanh nghiệp chuyên ngành như: các Trung tâm, Công ty về đo đạc bản đồ, quy hoạch, Trung tâm định giá đất, môi giới nhà đất, sàn giao dịch bất động sản.

* Cơ hội làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước như:

- Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Quản lý đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất, cán bộ Địa chính, xây dựng cấp xã …

- Các trường Đại học và cơ quan nghiên cứu: Viện Nghiên cứu Quản lý đất đai, Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ, Viện Quy hoạch thiết kế nông nghiệp, Viện Nông hóa thổ nhưỡng, Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn…

4. Học ngành Quản lý đất đai ở đâu là tốt nhất? 

         Khoa Nông Lâm, Trường Đại học Kinh tế Nghệ An là cơ sở đào tạo ngành Quản lý đất đai theo hướng tiếp cận “hành nghề để lập nghiệp” đầu tiên trong cả nước. Với “chi phí đào tạo thấp nhất”“quy mô lớp học nhỏ” để huấn luyện người học được các kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng sỗng, kỹ năng thích nghi và tồn tại trong mọi môi trường, với phương châm “Thành công của bạn bắt đầu từ nơi đây”.

        Địa chỉ khoa Nông Lâm Ngư

        Tầng 2, Nhà B, Trường Đại học Kinh tế Nghệ An

        Thông tin chi tiết tại: Website: http://www.dhktna.edu.vn

        Liên chi đoàn khoa: https://www.facebook.com/LCĐ NÔNG-LÂM-NGƯ Trường ĐHKT Nghệ An

        Tel: 02383.522417

        Email: ngannhadat@gmail.com


Bài viết khác